Dưới đây là cuộc trao đổi giữa báo Nguoiduatin với ông Trịnh Đình Dũng, bộ trưởng Bộ Xây dựng về vấn đề này.
Không có nhà thu nhập thấp "ế"
- Xin bộ trưởng cho biết, những điểm mới trong dự thảo về quản lý và phát triển nhà ở xã hội mà Bộ Xây dựng trình Chính phủ?
Một điểm đáng lưu ý là dự thảo Nghị định lần này cho phép chủ đầu tư áp dụng thí điểm việc thiết kế diện tích sàn mỗi căn hộ chung cư tối thiểu là 25m2, tối đa đến 90m2. Tiêu chuẩn thiết kế nhà thu nhập thấp hiện nay cao quá, có tầng hầm, tủ bếp, vòi hoa sen... Tuy nhiên, dự thảo Nghị định mới sẽ yêu cầu không thiết kế tầng hầm. Trong trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng tầng hầm thì phải được sự đồng ý của bộ Xây dựng.
Bên cạnh đó, giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tính đủ các chi phí để thu hồi vốn, kể cả lãi vay và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư. Một điểm quan trọng khác, người mua, thuê nhà ở xã hội có thể được phép cho thuê lại, thế chấp, chuyển nhượng nhà ở sau 5 năm thay vì 10 năm như quy định hiện hành. Tôi tin rằng, quy định mới sẽ thu hút người dân mua nhà hơn hiện nay.
- Một số người cho rằng, đề án nhàâ thu nhập thấp hiện đang đứng trước bờ vực phá sản vì tồn kho, không bán được. Quan điểm của bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?
Tôi khẳng định, hiện nay không hề có nhà thu nhập thấp ế ẩm. Trước đây, loại hình này chưa được hệ thống một cách đồng bộ, do đó có thể còn tồn tại một số vấn đề. Lần này, chúng tôi làm quyết liệt chương trình nhà ở xã hội và có sự hỗ trợ của Nhà nước. Tôi cam đoan thời gian tới, giá sẽ rẻ hơn rất nhiều. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ chỉ đạo cho xây nhà xã hội quy mô phù hợp với nhu cầu và túi tiền của đại bộ phận người dân.
- Bộ trưởng suy nghĩ thế nào khi tồn tại thực tế, nhu cầu của người dân về nhà ở vẫn rất cao, tuy nhiên giấc mơ được sở hữu nhà của họ còn quá xa vời?
Đó là điều khiến Bộ vô cùng trăn trở. Ở các thành phố lớn, vẫn còn rất nhiều người dân có nhu cầu mua nhà ở vì họ đang phải sống trong môi trường vô cùng chật chội. Tuy nhiên, họ không dư dả về tiền bạc. Khi chúng ta đưa ra nhà xã hội, có hạ tầng đồng bộ, môi trường tốt, an toàn, giá phù hợp thì chắc chắn sẽ thu hút được người dân. Việc đưa ra quy định ưu đãi và quan tâm đến người nghèo là một chủ trương lớn, một chiến lược cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội.
Doanh nghiệp cũng cần có "tâm"
- Các chuyên gia cho rằng, một số doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội vẫn còn chạy theo lợi nhuận, muốn có lợi nhuận lớn và chưa "chia nghèo sẻ khổ" với người thu nhập thấp?
Hiện nay, nhà xã hội ở đô thị mới bắt đầu được thực hiện đồng bộ. Trước đây, loại nhà này được xây dựng rất manh mún, nhỏ lẻ, chỉ mang tính thí điểm ở các thành phố lớn. Thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ quyết tâm làm mạnh, làm quyết liệt loại hình nhà này. Hiện nay, ở Bình Dương đã có nhà diện tích 36m2 với tổng trị giá chỉ 150 triệu đồng. Loại nhà này rất phù hợp với túi tiền của người dân. Việc làm nhà ở cho người nghèo mặc dù lãi ít, thậm chí không có lãi nhưng doanh nghiệp có tâm chắc chắn sẽ vẫn làm. Nếu ai chỉ chăm chăm muốn thu lợi nhuận "khủng" thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ tham gia vào dự án nhà xã hội.
- Bộ trưởng nghĩ sao khi một số chủ đầu tư thừa nhận, chi phí "bôi trơn" cho dự án nhà thu nhập thấp lớn hơn nhà thương mại nên hiện dù ế họ vẫn không dám giảm giá?
Một số người cho rằng, nhà xã hội có giá cao hơn nhà thương mại vì chủ đầu tư phải mất tiền "bôi trơn". Tuy nhiên, tôi khẳng định, đó chỉ là tin đồn, ý kiến không chính thống, không có cơ sở pháp lý. Việc tính giá nhà cao hay thấp là phải do cơ quan Nhà nước đánh giá. Việc một số nhà xã hội có giá cao là do nhà đầu tư gặp phải những khu đất có giá bồi thường quá lớn, hoặc cơ cấu căn nhà không hợp lý. Thậm chí, có thể là do các doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng số lượng lớn, lâu ngày không trả được nên giá thành phải đẩy cao lên. Bên cạnh đó, cũng có một phần trách nhiệm về quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp. Có thể họ không áp dụng công nghệ, vật liệu tiên tiến nên không thể hạ giá thành sản phẩm.
- Năm 2013, Bộ Xây dựng dự kiến sẽ xây dựng bao nhiêu nhà dành cho người có thu nhập thấp?
Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện quyết liệt và đồng bộ về xây nhà xã hội. Việc xây bao nhiêu nhà trong thời gian tới sẽ tùy thuộc vào điều kiện và năng lực của các doanh nghiệp, các địa phương và quỹ đất để xây dựng. Bởi hiện nay, đất tại các địa phương chủ yếu dành cho nhà thương mại. Chính vì vậy, để chuyển quỹ đất đó thành đất xây nhà xã hội phải tốn khá nhiều thời gian. Theo thông tin mà tôi nhận được, tại Bình Dương đang đề xuất xây hàng trăm nghìn nhà xã hội trong 3 năm tới. Bên cạnh đó, các tỉnh khác cũng có nhu cầu muốn xây nhà thu nhập thấp rất lớn. Tuy nhiên, Bộ xác định, đây là một lộ trình lâu dài.
- Xin cảm ơn bộ trưởng!
Không có nhà thu nhập thấp "ế"
- Xin bộ trưởng cho biết, những điểm mới trong dự thảo về quản lý và phát triển nhà ở xã hội mà Bộ Xây dựng trình Chính phủ?
Một điểm đáng lưu ý là dự thảo Nghị định lần này cho phép chủ đầu tư áp dụng thí điểm việc thiết kế diện tích sàn mỗi căn hộ chung cư tối thiểu là 25m2, tối đa đến 90m2. Tiêu chuẩn thiết kế nhà thu nhập thấp hiện nay cao quá, có tầng hầm, tủ bếp, vòi hoa sen... Tuy nhiên, dự thảo Nghị định mới sẽ yêu cầu không thiết kế tầng hầm. Trong trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng tầng hầm thì phải được sự đồng ý của bộ Xây dựng.
Bên cạnh đó, giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tính đủ các chi phí để thu hồi vốn, kể cả lãi vay và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư. Một điểm quan trọng khác, người mua, thuê nhà ở xã hội có thể được phép cho thuê lại, thế chấp, chuyển nhượng nhà ở sau 5 năm thay vì 10 năm như quy định hiện hành. Tôi tin rằng, quy định mới sẽ thu hút người dân mua nhà hơn hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng. |
Tôi khẳng định, hiện nay không hề có nhà thu nhập thấp ế ẩm. Trước đây, loại hình này chưa được hệ thống một cách đồng bộ, do đó có thể còn tồn tại một số vấn đề. Lần này, chúng tôi làm quyết liệt chương trình nhà ở xã hội và có sự hỗ trợ của Nhà nước. Tôi cam đoan thời gian tới, giá sẽ rẻ hơn rất nhiều. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ chỉ đạo cho xây nhà xã hội quy mô phù hợp với nhu cầu và túi tiền của đại bộ phận người dân.
- Bộ trưởng suy nghĩ thế nào khi tồn tại thực tế, nhu cầu của người dân về nhà ở vẫn rất cao, tuy nhiên giấc mơ được sở hữu nhà của họ còn quá xa vời?
Đó là điều khiến Bộ vô cùng trăn trở. Ở các thành phố lớn, vẫn còn rất nhiều người dân có nhu cầu mua nhà ở vì họ đang phải sống trong môi trường vô cùng chật chội. Tuy nhiên, họ không dư dả về tiền bạc. Khi chúng ta đưa ra nhà xã hội, có hạ tầng đồng bộ, môi trường tốt, an toàn, giá phù hợp thì chắc chắn sẽ thu hút được người dân. Việc đưa ra quy định ưu đãi và quan tâm đến người nghèo là một chủ trương lớn, một chiến lược cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội.
Doanh nghiệp cũng cần có "tâm"
- Các chuyên gia cho rằng, một số doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội vẫn còn chạy theo lợi nhuận, muốn có lợi nhuận lớn và chưa "chia nghèo sẻ khổ" với người thu nhập thấp?
Hiện nay, nhà xã hội ở đô thị mới bắt đầu được thực hiện đồng bộ. Trước đây, loại nhà này được xây dựng rất manh mún, nhỏ lẻ, chỉ mang tính thí điểm ở các thành phố lớn. Thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ quyết tâm làm mạnh, làm quyết liệt loại hình nhà này. Hiện nay, ở Bình Dương đã có nhà diện tích 36m2 với tổng trị giá chỉ 150 triệu đồng. Loại nhà này rất phù hợp với túi tiền của người dân. Việc làm nhà ở cho người nghèo mặc dù lãi ít, thậm chí không có lãi nhưng doanh nghiệp có tâm chắc chắn sẽ vẫn làm. Nếu ai chỉ chăm chăm muốn thu lợi nhuận "khủng" thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ tham gia vào dự án nhà xã hội.
- Bộ trưởng nghĩ sao khi một số chủ đầu tư thừa nhận, chi phí "bôi trơn" cho dự án nhà thu nhập thấp lớn hơn nhà thương mại nên hiện dù ế họ vẫn không dám giảm giá?
Một số người cho rằng, nhà xã hội có giá cao hơn nhà thương mại vì chủ đầu tư phải mất tiền "bôi trơn". Tuy nhiên, tôi khẳng định, đó chỉ là tin đồn, ý kiến không chính thống, không có cơ sở pháp lý. Việc tính giá nhà cao hay thấp là phải do cơ quan Nhà nước đánh giá. Việc một số nhà xã hội có giá cao là do nhà đầu tư gặp phải những khu đất có giá bồi thường quá lớn, hoặc cơ cấu căn nhà không hợp lý. Thậm chí, có thể là do các doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng số lượng lớn, lâu ngày không trả được nên giá thành phải đẩy cao lên. Bên cạnh đó, cũng có một phần trách nhiệm về quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp. Có thể họ không áp dụng công nghệ, vật liệu tiên tiến nên không thể hạ giá thành sản phẩm.
- Năm 2013, Bộ Xây dựng dự kiến sẽ xây dựng bao nhiêu nhà dành cho người có thu nhập thấp?
Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện quyết liệt và đồng bộ về xây nhà xã hội. Việc xây bao nhiêu nhà trong thời gian tới sẽ tùy thuộc vào điều kiện và năng lực của các doanh nghiệp, các địa phương và quỹ đất để xây dựng. Bởi hiện nay, đất tại các địa phương chủ yếu dành cho nhà thương mại. Chính vì vậy, để chuyển quỹ đất đó thành đất xây nhà xã hội phải tốn khá nhiều thời gian. Theo thông tin mà tôi nhận được, tại Bình Dương đang đề xuất xây hàng trăm nghìn nhà xã hội trong 3 năm tới. Bên cạnh đó, các tỉnh khác cũng có nhu cầu muốn xây nhà thu nhập thấp rất lớn. Tuy nhiên, Bộ xác định, đây là một lộ trình lâu dài.
- Xin cảm ơn bộ trưởng!
Cần xem xét đến cùng những dự án nhà xã hội giá cao Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: "Nhà thu nhập thấp không thể nào cao hơn giá nhà thương mại được. Nhà ở xã hội đã được hỗ trợ tiền đất và một số ưu đãi khác. Giá bán phụ thuộc vào từng dự án. Nếu có tình trạng trên thì cần xem xét đến cùng". |