+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google
Xử lý chênh lệch tỉ giá hối đoái trong doanh nghiệp
Cập nhật: 21:01 27/11/2012

Từ ngày 10-12-2012, việc đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỉ giá hối đoái trong doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại thông tư 179/2012/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.

Xử lý chênh lệch tỉ giá hối đoái trong doanh nghiệp

Bộ Tài chính quy định rõ việc xử lý các khoản chênh lệch tỉ giá hối đoái trong doanh nghiệp trong năm trường hợp cụ thể:

1- Giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động;

2- Thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh;

3- Thời kỳ giải thể, thanh lý doanh nghiệp;

4- Xử lý chênh lệch tỉ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán (quý, bán niên, năm);

5- Xử lý chênh lệch tỉ giá hối đoái khi hợp nhất báo cáo tài chính của các hoạt động, các cơ sở ở nước ngoài vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Thông tư nêu rõ trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỉ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỉ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh lũykế, riêng biệt trên bảng cân đối kế toán.

Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỉ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh lệch tăng và chênh lệch giảm) được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, thời gian phân bổ không quá năm năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.

Đối với xử lý các khoản chênh lệch tỉ giá hối đoái thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, quy định nhấn mạnh trong giai đoạn sản xuất kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỉ giá hối đoái phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.

Trong giai đoạn giải thể, thanh lý doanh nghiệp, chênh lệch tỉ giá hối đoái phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được hạch toán vào thu nhập thanh lý hoặc chi phí thanh lý doanh nghiệp…

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Duy trì đăng nhập
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản
Tên truy cập
Email
Hoặc dùng số điện thoại đăng ký liên hệ bộ phận hỗ trợ
Gửi Đóng